Cộng hòa Séc - thị trường tiềm năng cho hạt tiêu Việt Nam
Trong số các mặt hàng nông sản, thì mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đang chiếm thị phần cao tại thị trường này. 5 năm qua, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu của Cộng hòa Séc ổn định, khoảng 20 triệu USD/năm, với mức tăng trưởng bình quân là 2%. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Cộng hòa Séc đạt 21,31 triệu USD, đứng thứ 32 trên thế giới về nhập khẩu hạt tiêu.
Năm 2016, Việt Nam, Tây Ban Nha, Đức là 3 thị trường chính xuất khẩu hạt tiêu, chiếm 61,4% thị phần. Về mặt hàng, các mặt hàng hạt tiêu mang mã HS 090411, mã HS 090412 là những mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang Cộng hòa Séc.
Về thị phần, Tây Ban Nha hiện đang là đối thủ cạnh tranh lớn của doanh nghiệp Việt Nam (với thị phần 20,3% năm 2016). Để mở rộng xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu hơn về chính sách, pháp luật tại Cộng hòa Séc cũng như đặc điểm phong tục tập quán kinh doanh.
Hiện Cộng hoà Séc đã thực sự hoà nhập vào nền kinh tế thị trường thông qua việc chuyển đổi nền kinh tế một cách triệt để dựa trên 5 biện pháp sau: Tự do hoá giá cả và thương mại; Chuyển đổi tiền tệ ngay trong nước; Chương trình tư nhân hoá; Chính sách hạn định tài chính tiền tệ của nhà nước; Cải cách lĩnh vực thuế.
Tính riêng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cộng hoà Séc đạt hơn 249 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 148 triệu USD và nhập khẩu đạt 103 triệu USD. Với giá trị trao đổi thương mại như vậy, Cộng hoà Séc là một trong những bạn hàng quan trọng của Việt Nam tại Đông Âu và Trung Âu.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm nông sản vào thị trường Séc phải đảm bảo đầu tiên về yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh và dịch tế. Đây là yêu cầu để nông sản Việt được lưu hành và cũng là căn cứ để người tiêu dùng Séc đánh giá. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động tìm hiểu Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam là Liên minh châu Âu (EVFTA) mà Czech là một thành viên, để tận dụng những ưu đãi mà FTA này mang lại. Hiệp định EVFTA đã kết thúc đàm phán, sắp đc ký kết và dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2018. Khi có hiệu lực, hiệp định này sẽ mở ra tiềm năng thị trường to lớn, với 99% dòng thuế được cắt giảm về mức 0%. Đây là cơ hội thuận lợi để hàng xuất khẩu của Việt Nam mở rộng tại thị trường EU nói chung và Cộng hòa Séc nói riêng.
(HQ Online)
- Tin tức liên quan
-
Campuchia trở thành nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ 6 thế giới Ngày 09/06/2017
-
Xuất khẩu điều vào EU hướng tới 1 tỷ USD Ngày 03/06/2017
-
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Thanh tra đột xuất, vi phạm chiếm gần 30% Ngày 29/05/2017
-
Năm 2018 sẽ nổ ra cuộc chiến tốn kém giữa hai cường quốc kinh tế Mỹ - Trung Quốc? Ngày 03/02/2018
-
Cận cảnh chiếu xạ vải thiều Thanh Hà xuất đi Úc cực nghiêm ngặt Ngày 06/06/2017
-
Xuất khẩu sang Nhật Bản 5 tháng đầu năm 2017 đạt trên 6,5 tỷ USD Ngày 16/06/2017
-
'Vua chuối' kiếm triệu đô nhờ vỗ béo bò Úc Ngày 22/05/2017