5 tháng năm 2017, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,3 tỷ USD
Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:
Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2017 ước đạt 538 nghìn tấn với giá trị đạt 245 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,3 triệu tấn và 1 tỷ USD, tăng 1,6% về khối lượng và tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng năm 2017 đạt 445 USD/tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017 với 47,5% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 815,4 nghìn tấn và 376,2 triệu USD, tăng 16,1% về khối lượng và tăng 16,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Philippin là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017 với 11,4% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 236,6 nghìn tấn và 90,1 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Bốn tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Gana (51%), Hồng Kông (45,4%), Hoa Kỳ (21%) và Bờ Biển Ngà (18,2%). Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 5 năm 2017 ước đạt 105 nghìn tấn với giá trị đạt 233 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 693 nghìn tấn và 1,57 tỷ USD, giảm 15,9% về khối lượng nhưng tăng 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2017 đạt 2.267 USD/tấn, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 16,9% và 15,4%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Bỉ (46,6%), Hoa Kỳ (42,5%), Angieri (38,8%), Đức (29,1%), Italia (26%), Nhật Bản (21,8%) và Tây Ban Nha (11,7%).
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 5 năm 2017 ước đạt 10 nghìn tấn với giá trị đạt 17 triệu USD, đưa khối lượng xuât khẩu chè 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 48 nghìn tấn và 73 triệu USD, tăng 14,3% về khối lượng và tăng 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá chè xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2017 đạt 1.452 USD/tấn, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong 4 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 25,5% thị phần – giảm 1,4% về khối lượng và giảm 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 4 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 11,6 lần); Ba Lan (93,6%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (77,5%), Đài Loan (44,3%) và Nga (17,5%).
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 5 năm 2017 ước đạt 28 nghìn tấn với giá trị 275 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 112 nghìn tấn và 1,1 tỷ USD, giảm 9,5% về khối lượng nhưng tăng 12,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2017 đạt 9.407 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 35,3%, 14,8% và 13,5% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Bốn tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Đức (gấp 4,8 lần), Ấn Độ (82,1%), Israen (45,5%), Hà Lan (34,2%), Hoa Kỳ (23,4%), Anh (22,6%) và Úc (14,8%).
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 5 năm 2017 ước đạt 22 nghìn tấn, với giá trị đạt 119 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 99 nghìn tấn và 586 triệu USD, tăng 9,9% về khối lượng nhưng giảm 18,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2017 đạt 6.106 USD/tấn, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Pakistan, Ấn Độ và Đức với 40,1% thị phần.
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 5 năm 2017 ước đạt 246 nghìn tấn với giá trị đạt 61 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,7 triệu tấn và 427 triệu USD, giảm 10,3% về khối lượng và giảm 14,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 4 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 87,5% thị phần, giảm 10,8% về khối lượng và giảm 14,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 4 tháng đầu năm 2017, thị trường Nhật Bản có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam giảm mạnh (90,6%).
- Tin tức liên quan
-
Thịt bò thượng hạng siêu đắt trên thế giới phải kể đến thịt bò Blonde Aquitaine, thịt bò Wagyu Kobe, thịt bò Kobe, thịt bò Hida... Ngày 09/11/2017
-
Đến hết tháng 5/2017: Tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt gần 162,45 tỷ USD Ngày 12/06/2017
-
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ai mất gì và tại sao? Ngày 07/04/2018
-
Xuất khẩu điều vào EU hướng tới 1 tỷ USD Ngày 03/06/2017
-
Nhật Bản sắp dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Anh trong hơn 20 năm Ngày 03/02/2018
-
Nông nghiệp xuất khẩu đạt gần 10,8 tỉ USD Ngày 21/05/2017
-
Thịt bò nhập ngoại giá chỉ bằng 1/2 thịt nội: Có phải hàng quá “đát” được "hô biến"? Ngày 07/04/2018